Sinh thái và hành vi Linh dương Waterbuck

Linh dương Waterbuck chiếm lãnh thổ dọc theo bờ sông tại công viên quốc gia Pilanesberg, Nam Phi

Linh dương Waterbuck khá ít vận động trong tự nhiên, mặc dù có một số di cư có thể diễn ra vào đầu mùa mưa. Là 1 loài động vật sống thành bầy đàn, linh dương có thể tụ họp đàn gồm 6 đến 30 cá thể. Đàn khác nhau, có đàn nuôi con, đàn con đực đơn thân hay con đực chiếm lãnh thổ. Số cá thể trong đàn tăng vào mùa hè, trong khi bầy đàn phân tán vào những tháng mùa đông, có lẽ do ảnh hưởng thức ăn sẵn có.[15] Ngay sau khi linh dương đực bắt đầu phát triển sừng (khoảng 7 đến 9 tháng tuổi), chúng bị đuổi ra khỏi đàn thuộc lãnh thổ con trưởng thành. Các con đực sau đó tạo thành những đàn đơn thân và có thể đi lang thang trong những phạm vi sinh sống con cái.[3] Các con cái có phạm vi sinh sống kéo dài trên 200–600 hécta (0,77–2,32 dặm vuông Anh; 490–1.480 mẫu Anh). Một vài linh dương cái có thể sống thành những đàn con cái đơn thân.[16] Mặc dù linh dương cái hiếm khi hung dữ, nhưng căng thẳng nhỏ có thể phát sinh trong đàn.[14]

Linh dương đực bắt đầu thể hiển hành vi chiếm lãnh thổ từ khi 5 tuổi, nhưng chiếm ưu thế nhất với độ tuổi từ 6 đến 9. Con đực giữ lãnh thổ khoảng 4–146 hécta (0,015–0,564 dặm vuông Anh; 9,9–360,8 mẫu Anh). Con đực có xu hướng vẫn định cư tại lãnh thổ của chúng, mặc dù thời gian chúng có thể rời khỏi lãnh thổ lâu hơn so với những con đực có nhiều chỗ. Đánh dấu lãnh thổ không cần nghi thức phức tạp - thỉnh thoảng tưới phân và nước tiểu.[16] Sau 10 năm tuổi, con đực mất lãnh thổ tự nhiên của chúng và thay thế bằng một con đực trẻ hơn, theo sau đó chúng lùi tới một khu vực nhỏ và không được bảo vệ.[14] Đó là một nhóm xã hội khác, những con đực có tính vệ tinh, đó là con đực trưởng thành mà không có lãnh thổ của mình. Những cá thể khai thác tài nguyên, đặc biệt là cơ hội giao phối, ngay cả khi có sự hiện diện của những con đực chiếm ưu thế. Con đực chiếm lãnh thổ có thể cho phép một vài con đực vệ tinh vào lãnh thổ của mình và chúng có thể đóng góp cho sự phòng vệ của con đực đó. Tuy nhiên, dần dần chúng có thể tước đoạt lãnh thổ của chủ sở hữu thực tế và chiếm khu vực đó cho mình. Một nghiên cứu tại công viên quốc gia hồ Nakuru, chỉ có 7% linh dương đực trưởng thành tổ chức lãnh thổ và chỉ có một nửa số con đực giành lãnh thổ đó dung nạp một hoặc nhiều con đực vệ tinh.[17][18]

Con đực chiếm lãnh thổ có thể sử dụng một số dạng hành vi phô bày. Trong một dạng phô bày, mảng trắng trên cổ họng và giữa hai mắt để lộ ra rõ ràng; dạng phô bày khác có khả năng chứng minh độ dày cổ. Những hoạt động này gây hoảng sợ cho kẻ xâm phạm. Hạ thấp đầu, cơ thể diễn tả sự khuất phục trước con đực chiếm giữ lãnh thổ, con vật đứng thẳng.[8] Các trận đánh, có thể kéo dài đến 30 phút, bao hàm đe dọa đặc thù phô bày của loài nhai lại kèm theo nhịp thở mạnh.[16] Trận đánh thậm chí có thể trở nên bạo lực, một trong hai đối thủ gặp cái chết do vết thương nặng ở bụng hoặc ngực.[11] Là một loài động vật trầm lặng, linh dương Waterbuck sử dụng phản ứng flehmen cho sự truyền đạt thị giác và tiếng kịt mũi báo động cho sự truyền thanh. Linh dương Waterbuck thường hòa lẫn vào nước để trốn thoát những loài thú săn mồi như sư tử, báo hoa mai, báo gêpa, chó hoang châu Phicá sấu sông Nile (báo hoa và linh cẩu đốm săn linh dương non).[14] Tuy nhiên, quan sát thấy rằng linh dương Waterbuck không đặc biệt yêu thích ngâm mình trong nước.[19] Linh dương Waterbuck có thể chạy vào bụi rậm khi bị báo động, con đực thường tấn công kẻ thù.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Linh dương Waterbuck http://www.theguardian.com/global-development/2013... http://www.ultimateungulate.com/Artiodactyla/Kobus... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/accounts/Kob... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/4980299 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/5799396 http://www.awf.org/content/wildlife/detail/waterbu... //dx.doi.org/10.1007%2FBF00300830 //dx.doi.org/10.1007%2Fs00244-005-0241-2 //dx.doi.org/10.1016%2F0033-5894(71)90067-6